Chương 1

Chương 1

Collagen là thành phần thiết yếu của cơ thể

Chất lượng xương giảm sút do lượng collagen suy giảm là nguyên nhân của chứng loãng xương

Collagen có liên quan mật thiết đến hệ xương khớp nâng đỡ cơ thể. Canxi không phải là thành phần duy nhất trong xương. Khoảng 50% khối lượng của xương được tạo thành từ collagen. Xương cần có cả sự cứng chắc và sự linh hoạt. Mật độ xương được hình thành từ các khoáng chất như canxi, sẽ tạo nên độ cứng, còn chất lượng xương hình thành từ collagen sẽ tạo nên sự linh hoạt.

Nếu bạn so sánh khung xương với một tòa nhà bê tông cốt thép, thì các thanh thép tạo nên khung là collagen và bê tông là canxi. Các sợi collagen đàn hồi tạo ra một mạng lưới chắc chắn bao phủ xương, canxi và các khoáng chất khác được cung cấp từ máu, được kết hợp với các phân tử collagen này tạo thành một ma trận xương cứng và chắc chắn. Giống như một tòa nhà sẽ sụp đổ khi cốt thép xuống cấp, xương không thể duy trì được nếu không có collagen khỏe mạnh. Loãng xương tăng nguy cơ gây gãy xương gây ra bởi tình trạng suy giảm canxi và các chất liên quan, sự suy giảm này tạo ra các khoảng trống trong xương và khiến xương dễ gãy. Mật độ xương chính là chỉ số thể hiện tình trạng này. Tuy nhiên, ngay cả khi mật độ xương không có vấn đề thì bệnh loãng xương vẫn có thể xảy ra nếu chất lượng xương bị suy giảm do tình trạng suy giảm collagen của cơ thể.

 

Độ dày của sụn ở khớp gối chỉ vài milimet, nguy cơ xương biến dạng do collagen suy giảm

Đau khớp gối là tình trạng thường gặp ở người trung niên và người lớn tuổi (tỉ lệ thậm chí cao hơn bệnh loãng xương). Nhiều người trong số đó bị đau khớp gối nguyên nhân là do sụn bị suy giảm chức năng do lão hóa.

Sụn là xương mềm, có tính đàn hồi, chứa nhiều sợi collagen và axit hyaluronic. Sụn nằm ở các khớp nối giữa các khớp xương và đóng vai trò chính trong việc hấp thụ lực tác động khi vận động, nhưng thực chất lớp sụn rất mỏng, ví dụ như sụn đầu gối chỉ dày vài milimet. Khi chúng ta già đi, các sợi collagen trong sụn bị thoái hóa, khiến sụn bị mòn và không thể hoạt động như một lớp đệm được nữa. Lúc này, các khớp xương va chạm trực tiếp với nhau gây đau nhức. Ngoài ra phần xương dưới sụn – nền tảng của sụn cũng sẽ bị biến dạng khi chịu lực tác động mạnh.

 

Khoảng 60% phụ nữ và 70% nam giới chưa biết tác dụng của collagen đối với xương khớp!

Lợi ích của collagen đối với xương khớp không phải ai cũng biết

Trong một cuộc khảo sát, khi được hỏi collagen có tác dụng đối với bộ phận nào trên cơ thể con người, thì có đến 88,6% phụ nữ và 73,1% nam giới trả lời bộ phận đó là da. Trong khi đó, chỉ có 39,3% nữ giới và 30,3% nam giới trả lời bộ phận đó là xương khớp. Nói cách khác, khoảng 60% phụ nữ và 70% nam giới không biết đến tác dụng của collagen đối với xương khớp. Ngoài ra, 18,7% nam giới trả lời rằng họ không biết collagen có tác dụng gì, điều này cho thấy nam giới nói riêng chưa biết nhiều về mối liên hệ giữa collagen và cơ thể.

Khoảng 70% số người tham gia khảo sát bắt đầu cảm thấy khó chịu ở các khớp trước tuổi 40

Có không ít người gặp vấn đề với khớp gối của họ. Theo kết quả khảo sát, có khoảng 40% số người cảm thấy khó chịu ở khớp gối. Thêm vào đó, khoảng 70% mọi người bắt đầu cảm thấy khó chịu ở các khớp ngay cả trước 40 tuổi, chứ không cần đợi đến lúc lớn tuổi hơn nữa.

Không thể sử dụng collagen một cách hiệu quả

Có 2 kết luận có thể rút ra từ kết quả khảo sát này là mặc dù nhiều người gặp các vấn đề về khớp gối khi còn trẻ nhưng họ chưa hiểu và chưa tận dụng triệt để tác dụng của collagen đối với xương khớp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của collagen đối với chứng đau nhức và viêm khớp. Hãy cùng sử dụng collagen để phòng ngừa và điều trị các vấn đề về xương khớp.

Đối tượng khảo sát: nam nữ từ 30 đến 60 tuổi
Số lượng mẫu: 824 mẫu

Trích dẫn: “Khảo sát nhận thức về collagen (2016)” – Q’SAI Co., Ltd